Nguyên lý hoạt động động cơ hộp giảm tốc
Thông thường hộp giảm tốc thường là 1 hệ bánh răng thường, gồm nhiều bánh răng răng thẳng hoặc răng nghiêng lần lượt ăn khớp với nhau theo đúng tỷ số truyền và momen quay đã thiết kế để lấy ra số vòng quay cần thiết.
Cũng có 1 số hộp giảm tốc không sài hệ bánh răng thường mà sài hệ bánh răng vi sai, hoặc hệ bánh răng hành tinh. Với hộp giảm tốc loại này thì kích thước sẽ nhỏ, gọn, chịu lưc làm việc lớn. Tùy vào điều kiện làm việc và tính toán thì người ta sẽ thiết kế 1 hộp giảm tốc phù hợp với công việc.
Khi nào cần dùng hộp giảm tốc? khi người ta cần 1 số vòng quay trong 1 phút mà không có động cơ nào đáp ứng được thì người ta sẽ dùng đến hộp giảm tốc.
Phân loại hộp giảm tốc:
Tuỳ theo tỉ số truyền chung của hộp giảm tốc , được phân ra :
– Hộp giảm tốc một cấp
– Hộp giảm tốc nhiều cấp
Tùy theo loại truyền động trong hộp giảm tốc phân ra :
Hộp giảm tốc bánh răng trụ : khai triển, phân đôi, đồng trục.
Hộp giảm tốc bánh răng côn hoặc côn – trụ.
Hộp giảm tốc trục vít – bánh răng.
Hộp giảm bánh răng – trục vít. Ở đây ta thiết kế một hộp giảm tốc hai cấp + một bộ truyền ngoài.
Sau khi phân tích và lựa chọn số vòng quay đồng bộ để chọn động cơ ở trên ta cần tiến hành phân phối tí số truyền cho các bộ truyền trong hộp, cần tiến hành tính toán động.
Hộp giảm tốc dùng để giảm tốc độ vòng quay từ động cơ, để lấy ra được số vòng cần thiết từ trục của hộp giảm tốc.
Nghĩa là 1 đầu hộp giảm tốc được nối với động cơ (truyền động bằng xích, đai, hoặc nối cứng). Đầu còn lại của hộp giảm tốc được nối vối tải (xích, đai, nối cứng).
VD : số vòng tua của 1 động cơ là 1500 vòng/phút, người ta muốn lấy ra số vòng 50 vòng/phút để phục vụ công việc của họ, thì họ thiết kế 1 hộp giảm tốc để lấy ra được số vòng quay trong 1 phút cần thiết.
Hộp giảm tốc dùng cho trường hợp nào, dùng để làm gì?
Nói một cách đơn giản nó là một cái hộp bên trong là bộ truyền sử dụng bánh răng, trục vít…chúng làm nhiệm vụ giảm tốc độ vòng quay.
Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi và được dùng để giảm vận tốc góc và tăng mômen xoắn và là bộ máy trung gian giữa động cơ điện vồ bộ phận làm việc của hệ thống.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Đầu giảm tốc, Động cơ 3 pha, Motor 3 phase, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- Những điều cơ bản khi tiến hành bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất (08/02/2018)
- HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MOTOR GIẢM TỐC VÀ HỘP GIẢM TỐC (13/11/2019)
- Lưu ý trong vận hành, bảo dưỡng motor giảm tốc và hộp giảm tốc (18/02/2018)
- Công thức tính động cơ và hộp giảm tốc băng tải gầu đứng (20/02/2018)
- Phương pháp lựa chọn động cơ giảm tốc (01/10/2019)
- Hộp giảm tốc là gì? Cách phân loại hộp giảm tốc (10/10/2019)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
- Tiêu chuẩn IEC áp dụng cho động cơ điện (01/12/2018)
- Động cơ điện và nguyên tắc cơ bản khi sự dụng (12/12/2018)
- Motor giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc (03/03/2018)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join