Đôi điều về hộp giảm tốc và ứng dụng của nó
Quá trình sử dụng máy giảm tốc băng tải, máy khuấy hóa chất, máy trộn xi măng, máy khuấy sơn hoặc các thiết bị máy móc công nghiệp khác, chúng ta rất hay bắt gặp một bộ phận tích hợp với động cơ điện đó là hộp giảm tốc.
Vậy hộp giảm tốc là gì? Và vai trò của nó ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu câu hỏi này.
Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi, thường đi kèm động cơ băng tải và động cơ máy khuấy. Chúng ta phải dùng hộp giảm tốc bởi vì động cơ có tốc độ cao, trong khi ta chỉ cẩn tốc độ quay nhỏ và vừa phải.
Đơn giản như một ví dụ thường ngày : động cơ xe máy thường quay ở vài ngàn vòng/phút, trong khi bánh xe chỉ quay với tốc độ vài trăm vòng/phút. Các máy móc công nghiệp cũng vậy, chúng chỉ cần quay tốc độ chậm để vừa với nhu cầu thực tế cuộc sống.
Hộp số giảm tốc được lắp với động cơ ở "trục vào", khi động cơ quay thì "trục ra" của hộp sẽ quay chậm với tốc độ tùy theo tỷ số truyền của động cơ. Nếu ta cần "trục ra" quay với các tốc độ khác nhau thì khi đó, ta cần một hộp giảm tốc có khả năng thay đổi tỷ số truyền; loại hộp này còn được gọi là "hộp số".
Các bạn có thể thắc mắc: Tại sao không làm luôn động cơ quay chậm phù hợp với nhu cấu sử dụng , mà cứ phải cần Hộp số giảm tốc ? Nguyên nhân là do:
+ Với cùng 1 công suất, động cơ quay nhanh thì nhỏ gọn, dễ chế tạo và giá thành rẻ hơn nhiều.
+ Trên thực tế có rất nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau nhưng lại không dễ và đơn giản để chế tạo động cơ với tốc độ bất kỳ.
Vậy là ta phải cần hộp giảm tốc để dùng với động cơ.
Có rất nhiều cách phân biệt hộp giảm tốc, phổ biến nhất hiện nay là phân theo nguyên lý truyền động và phân theo số cấp giảm tốc.
Phân theo nguyên lý truyền động thì ta có các loại như: bánh răng côn, bánh răng trụ, bánh răng hành tinh, bánh răng vít trục vít…
Sở dĩ có nhiều nguyên lý do mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng, tùy đặc điểm sử dụng mà ta chọn loại phù hợp.
Ví dụ như loại bánh răng côn thì cho các trục không, loại hành tinh thì đồng trục, loại bánh răng trụ thì rẻ và ổn định, loại bánh vít thì có khả năng tự hãm và êm ái v.v...
Phân theo số cấp thì có các loại 1 cấp, 2 cấp, 3 cấp… Khi ta lắp 2 bánh răng ăn khớp có số răng khác nhau thì tốc độ của 2 trục bắnh răng khác nhau với tỷ lệ nghịch của số răng.
Nếu ta muốn tỷ số truyền bao nhiêu thì chỉ cần lắp phối hợp 2 bánh răng với số răng tương ứng tỷ lệ nghịch. nếu bạn muốn thay đổi tỉ số truyền động trong khoảng từ 3 đến 5, bạn hoàn toàn có thể chế tạo bánh răng thứ hai có số lượng răng lớn gấp 3-5 lần bánh răng thứ nhất.
Nếu ta cần tỷ số truyền bằng 4 thì ta cần 1 cấp truyền động, đây là điều bình thường vì số răng (và cũng chính là độ lớn) của 2 bánh răng chỉ chênh nhau 4 lần; nhưng nếu ta cần tỷ số truyền bằng 50 mà làm bánh răng này to gấp 50 lần bánh răng kia thì bánh răng nhỏ sẽ hỏng rất nhanh, do nó phải làm việc với tần suất quá lớn, thêm nữa là bánh răng to sẽ rất lớn, khó chế tạo chính xác và khó lắp ráp. Vì thế, người ta chế tạo hộp nhiều cấp với tỷ số truyền mỗi cấp trong khoảng 3~5.
Hộp giảm tốc có ứng dụng rất đa dạng trong tất cả các loại truyền động nói chung như: trong băng tải, trong khuấy trộn, trong cán thép, trong xi mạ, trong chuyển tải thức ăn trong trại gà, trong cá hệ thông cấp liệu lò hơi, băng chuyền sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, sản xuất bao bì…
Một vấn đề được đặt ra là chúng ta làm thế nào để giảm được tốc độ quay mà máy móc vẫn hoạt động bình thường và ổn định. Chính vì thế, trong đời sống hiện nay, Chúng ta không thể không sử dụng động cơ giảm tốc.
Động cơ giảm tốc gồm 2 phần : Động cơ điện và Hộp giảm tốc
+ Động cơ điện
Gồm 2 phần chính là Roto (Phần quay) và Stato (phần đứng yên). Roto có dạng hình trụ đóng vai trò như một cuộn dây quấn trên lõi thép còn Stato gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay.
Nguyên lý hoạt động khi mắc động cơ vào mạng xoay chiều, từ trường quay do stato chính là nguyên nhân làm quay roto trên trục. Chuyển động quay của roto sẽ dẫn đến cơ cấu chuyển động khác.
Phân loại động cơ : Có nhiều kiểu phân loại động cơ , Nếu theo nguồn điện thì có động cơ điện 1 pha và động cơ điện 3 pha, Nếu theo tốc độ thì có động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ, Còn theo loại truyền động trong hộp giảm tốc thì có : hộp giảm tốc bánh răng trụ; hộp giảm tốc bánh răng côn hoặc côn trụ; hộp giảm tốc bánh răng – trục vit; hộp giảm tốc trục vít – bánh răng.
+ Hộp giảm tốc
Hộp giảm tốc là một cái hộp bên trong chứa bộ truyền động sử dụng bánh răng, trục vít… để làm giảm tốc độ vòng quay
Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động ăn khớp trực tiếp, có tỷ số truyền không đổi, được dùng để giảm vận tốc góc, tăng momen xoắn và là bộ phận trung gian giữa động cơ điện với bộ phận làm việc của máy công tác.
Hiện nay các dòng Động cơ giảm tốc chính hãng tốt trên thị trường đều rất đa dạng về chủng loại mẫu mã , có các công suất riêng , tỉ số truyền khác nhau và đặc biệt có các mức giá rất khác nhau.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Đầu giảm tốc, Động cơ 3 pha, Motor 3 phase, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- Bánh răng và tổng hợp tất tần tật các thông số quan trọng bậc nhất về bánh răng (27/08/2017)
- Tính toán và chọn góc nghiêng trong bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng (27/08/2017)
- Cách đọc và ý nghĩa của các thông số kỹ thuật trên nhãn động cơ (nameplate) (16/09/2017)
- Các kiểu kết nối của Motor với hộp số hoặc máy làm việc (24/09/2017)
- Vật liệu chế tạo bộ truyền trục vít bánh vít và tại sao bánh vít thường được đúc bằng Đồng (Cu) (27/08/2017)
- Động cơ điện và nguyên tắc cơ bản khi sự dụng (12/12/2018)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
- Những điều cần chú ý khi sự dụng động cơ giảm tốc (30/08/2017)
- Tiêu chuẩn IEC áp dụng cho động cơ điện (01/12/2018)
- Motor giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc (03/03/2018)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join