CHỌN TỶ SỐ TRUYỀN HỘP GIẢM TỐC CHO ĐỘNG CƠ BĂNG TẢI THẾ NÀO?
Motor, còn gọi là động cơ, hay động cơ điện, trong thiết kế băng tải tuyệt đại bộ phận hiện nay sử dụng motor 04 cực cho hệ thống điện 03 pha trong các nhà máy.
Chúng ta có thể hiểu ngắn gọn là motor 04 cực có tốc độ quay +/-1450 vòng mỗi phút, và cũng không cần tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. Các dòng động cơ 02 cực hay 08 cực cực hiếm xài, và cơ bản chỉ là có tốc độ vòng quay bằng một nửa hoặc nhanh gấp hai lần mà thôi
Vì motor có tốc độ 1450v/p cao như thế, nên khi gắn vô trục tang rulo chủ động của băng tải, motor cần một bộ chuyển đổi trung gian để giảm tốc độ quay, gọi là hộp giảm tốc.
Thường khi thiết kế băng tải, hộp giảm tốc gắn liền với motor. Hộp giảm tốc có thông số là tỷ số truyền, ví dụ tỷ số 1:20, 1:30, 1:50, 1:60, 1:80… và hay được ký hiệu bằng chữ i. Đôi khi, các bạn sẽ thấy thông số mô tả motor giảm tốc trong băng tải của các bạn thế này: 03HP i=1:30, tức motor công suất 3HP và tỷ số truyền của hộp giảm tốc đi kèm là 1:30.
Bảng thông số quy đổi từ tỷ số truyền của hộp giảm tốc ra tốc độ quay của tang trục ru lô chủ động trong thiết kế băng tải, chủ yếu sử dụng motor 04 cực tốc độ 1450v/p
Ý nghĩa của tỷ số truyền là hạ tốc độ vòng quay từ motor 04 cực theo tỷ lệ ghi chú của tỷ số truyền. Ví dụ tỷ số truyền 1:30 sẽ cho ra tốc độ quay của tang trục ru lô chủ động của băng tải là:
Tốc độ quay trục ru lô chủ động băng tải = 1450 / 30 = +/-48 v/p (vòng trên phút, ký hiệu Tiếng Anh là rpm, viết tắt của rounds per minute). Vì số vòng quay trên phút của trục ru lô chủ động băng tải mang tính tương đối, nên bên ngoài chúng ta hay nói tốc độ 50 vòng trên phút. Thực ra với tỷ số truyền 1:30, tốc độ quay của trục ru lô là 48 vòng trên phút.
Khi thiết kế băng tải mới với một tốc độ băng tải yêu cầu, các bạn làm phép tính tính ngược lại như bài hướng dẫn trong liên kết trên, tính từ tốc độ băng tải yêu cầu chia cho đường kính ngoài trục tang ru lô chủ động, sẽ ra số vòng trên phút yêu cầu của trục tang ru lô chủ động của băng tải.
Lấy 1450, tức số vòng trên phút chuẩn của motor 04 cực, chia cho số vòng này sẽ ra được tỷ số truyền hộp giảm tốc motor yêu cầu. Khi không ra con số chính xác tuyệt đối, các bạn chọn tỷ số truyền gần với con số này nhất.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- Một số ưu điểm nổi bật của motor giảm tốc cốt âm (23/07/2020)
- Phân biệt động cơ giảm tốc với hộp số giảm tốc (24/07/2020)
- Motor giảm tốc chân đế là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động (25/07/2020)
- Nguyên lý hoạt động motor giảm tốc tải nặng trong công nghiệp (27/07/2020)
- Hộp số giảm tốc là gì? Lưu ý khi sử dụng hộp số giảm tốc (22/07/2020)
- Động cơ giảm tốc loại nhỏ ứng dụng với các mục đích gì? (21/07/2020)
- Tính Công Suất Động Cơ - Motor Từ Dòng Điện, Điện Áp (17/07/2020)
- Motor giảm tốc cốt âm (18/07/2020)
- Mức dầu trong hộp giảm tốc bao nhiêu? Loại dầu nào tốt? (20/07/2020)
- Động Cơ Điện Đồng Bộ Và Không Đồng Bộ Có Gì Khác Nhau (16/07/2020)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join